Tỉnh Đồng Nai

Tỉnh Đồng Nai
Thành Lập: 10-28-2012


Vài Nét Về Đồng Nai
Đồng Nai là tỉnh thuộc Miền Đông Nam Bộ. Tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: Thành phố Biên Hòa - là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa của tỉnh; Thị xã Long Khánh và 9 huyện: Long Thành; Nhơn Trạch; Trảng Bom; Thống Nhất; Cẩm Mỹ; Vĩnh Cửu; Xuân Lộc; Định Quán; Tân Phú.

Thị xã Long Khánh là thuộc về tỉnh Đồng Nai. Tui sinh ra và lớn lên trên mãnh đất màu đỏ của Long Khánh. Khi nói đến Long Khánh, người ta ngây lập tất nghĩ đến điểm đặc sắc của vùng đất này là trái cây vì Long Khánh là miền đất của cây trái quanh năm suốt tháng. Long Khánh có một khí hậu thuận hòa cho rất nhiều loại trái cây khác nhau đơm hoa kết trái mà không lo sợ bị lũ lụt, bão tố như miền Trung, miền Bắc, và miền Tây sông nước.
Đến Long Khánh bất cứ giờ nào, nơi chợ lớn, chợ nhỏ, nơi ngã ba đông người, bến xe, bến tàu... người ta dễ bắt gặp một không khí rộn ràng của cảnh mua bán, rao mời đủ các loại trái cây, khách mua tha hồ lựa chọn, người không mua cũng ngắm nhìn thỏa thuê con mắt. Một số trái cây tại Long Khánh đứng đầu toàn quốc và chiếm luôn vị trí quan trọng trên thế giới về những món trái cây như.
sầu riêng, chôm chôm, mít tố nữ, mãng cầu xiêm, đu đủ, xoài, thanh long, bơ, sa-pô-chê, táo, quít, nhãn.
Đúng vậy, mùa nào cũng có trái cây. Ví dụ như quanh năm thì có chuối, mít, đu đủ, cam, quít
Đông-xuân thì có xoài
Mùa hạ có bơ, chôm chôm, sầu riêng
Thu-đông thì có mãng cầu, nhãn.
Khi nào bạn có dịp về Vietnam chơi hoặc nếu như trong nước, mời bạn đến tỉnh Đồng Nai và thị xã Long Khánh của quê tui mà ăn trái cây, hãy tìm vào những vườn trái cây trong thị xã Long Khánh để tựng hưởng đủ mọi mùi vị của trái cây và cảnh đẹp.


Đồng Nai là một tỉnh vùng miền Đông Nam Bộ, là một tỉnh có lợi thế phát triển kinh tế vào bựt nhất Vietnam vì địa lý của Tỉnh Đồng Nai nằm giửa các tỉnh-thành phố lớn của miền nam. Chỉ trong vòng 100 km, Đồng Nai là cửa ngõ vào Thành Phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Bà Rịa-Vũng Tàu.
Đồng Nai được chia thành 11 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 9 huyện. 
Với lợi thế về kinh tế nên Đồng Nai thu hút khá đông dân trên toàn quốc về sinh sống và làm ăn. Cũng vì thế, Tỉnh Đồng Nai là nơi có nhiều giọng nói khác nhau từ cư dân miền tây, miền bắc, miền trung. Với dân số tính đến đầu năm 2010 khoảng 2.5 triệu, Đồng Nai xếp thứ 5 trong số 63 tỉnh thành của toàn quốc và chỉ thua cho Thành Phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thanh Hóa, và Nghệ An.

Giáo Dục
Hiện nay tỉnh Đồng Nai chỉ có 2 trường đại học đó là Trường Đại Học Đồng Nai vừa thành lập vào tháng 8 năm 2010 mà trước kia là trường cao đẳng sư phạm Đồng Nai và trường đại học tư thục Lạc Hồng, cả 2 trường đại học này đều tọa lạc tại thành phố Biên Hòa. Lý do tại sao Tỉnh Đồng Nai có dân số đông và nền kinh tế khá như vậy mà chỉ có 2 trường đại học cũng là vì tỉnh nằm quá gần với thành phố Hồ Chí Minh nơi mà đã có sẳn quá nhiều trường.

Địa chỉ trang web trường cao đẳng sư phạm Đồng Nai mà nay đả là Trường Đại Học Đồng Nai http://www.dnpu.edu.vn
Địa chỉ trang web trường đại học tư thục Lạc Hồng http://lhu.edu.vn
  • Đại học Lạc Hồng của Tỉnh Đồng Nai vô địch Robocon 2010 Việt Nam
Đội LH LED của Đại học Lạc Hồng giành giải nhất cuộc thi sáng tạo robot và sẽ đại diện Việt Nam dự cuộc thi cấp quốc tế ở Ai Cập vào tháng 9 này. Bài thi của các đội trong cuộc đấy Robocon năm nay là xây kim tự tháp.
Đối thủ của LH LED trong trận chung kết tối qua là đội VOI 03 của Đại học Công nghiệp Hà Nội. Cả robot tự động và robot điều khiển bằng tay của VOI 03 đều thi đấu nhanh và chính xác. Hai đội liên tục tranh chấp và thay phiên nhau xây đỉnh hai kim tự tháp đầu tiên. Nhờ sai lầm trong chiến thuật xây kim tự tháp Mankaura của VOI 03 mà LH LED giành chiến thắng.  http://www.vnexpress.net/GL/Khoa-hoc/2010/05/3BA1BEC6/ 
  •  Đại học Lạc Hồng của Tỉnh Đồng Nai Giành Giải Á Quân Robocon 2010 Châu Á
Đội tuyển Robocon Việt Nam giành ngôi thứ hai trong cuộc thi sáng tạo robot khu vực châu Á Thái Bình Dương. Cuộc thi Sáng tạo Robocon 2010 khu vực châu Á Thái Bình Dương diễn ra tại Cairo, Ai Cập vào ngày 21/9 với sự tham dự của các đội đến từ 16 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trong trận chung kết diễn ra hôm qua, đội Việt Nam thua Trung Quốc và giành vị trí thứ hai trong cuộc thi có sự tham gia 17 đội tuyển.
http://www.vnexpress.net/GL/Khoa-hoc/2010/09/3BA20AF3/
Đất Đai - Tài Nguyên Của Tỉnh Đồng Nai (dongnai.gov.vn)

1. Đất Đai 
Tỉnh Đồng Nai có quỹ đất phong phú và phì nhiêu. Có 10 nhóm đất chính. Tuy nhiên theo nguồn gốc và chất lượng đất có thể chia thành 3 nhóm chung sau:
  • Các loại đất hình thành trên đá bazan : Gồm đất đá bọt, đất đen, đất đỏ có độ phì nhiêu cao, chiếm 39,1% diện tích tự nhiên (229.416 ha), phân bố ở phía bắc và đông bắc của tỉnh. Các loại đất này thích hợp cho các cây công nghiệp ngắn và dài ngày như: cao su, cà phê, tiêu…
  • Các loại đất hình thành trên phù sa cổ và trên đá phiến sét như đất xám, nâu xám, loang lổ chiếm 41,9% diện tích tự nhiên (246.380 ha), phân bố ở phí nam, đông nam của tỉnh (huyện Vĩnh Cửu, Thống Nhất, Biên Hoà, Long Thành, Nhơn Trạch). Các loại đất này thường có độ phì nhiêu kém, thích hợp cho các loại cây ngắn ngày như đậu, đỗ…một số cây ăn trái và cây công nghiệp dài ngày như cây điều…
  • Các loại đất hình thành trên phù sa mới như đất phù sa, đất cát. Phân bố chủ yếu ven các sông như sông Đồng Nai, La Ngà. Chất lượng đất tốt, thích hợp với nhiều loại cây trồng như cây lương thực, hoa màu, rau quả…
  • Theo quy định của luật đất đai, việc kiểm kê đất đai được tiến hành 5 năm một lần. Ngày 18/08/1999, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị số 24/1999/CT –TTg về tổng kiểm kê đất đai năm 2000. Công tác tổng kiểm kê đất đai năm 2000. Trung tâm Kỹ thuật Địa chính – Nhà đất là đơn vị được giao nhiệm vụ phối hợp với phòng Địa chính các huyện, thành phố Biên Hoà và cán bộ địa chính các xã, phường, thị trấn trong tỉnh để tổ chức thực hiện, số liệu tổng kiểm kê đất đai năm 2000 đã được kiểm tra nghiệm thu và sử dụng thống nhất trong toàn tỉnh, giai đoạn 2001 – 2005.
  • Tổng diện tích toàn tỉnh có : 589.473 ha 
    • Bao gồm :
      • Diện tích đất nông nghiệp : 302.845 ha
      • Diện tích đất lâm nghiệp : 179.807 ha
      • Diện tích đất chuyên dùng : 68.018 ha
      • Diện tích đất ở : 10.546 ha
      • Diện tích đất chưa sử dụng và sông suối , núi đá: 28.255 ha
Đất của tỉnh Đồng Nai có 10 nhóm đất chính như:
Đất xám chiếm 40,05% diện tích tự nhiên (DTTN), thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và cho xây dựng 
Đất đen chiếm 22,44% DTTN, thích hợp trồng các loại cây hằng năm 
Đất đỏ chiếm 19,27% DTTN, rất thích hợp trồng các cây công nghiệp dài ngày 
Ngoài ra là các nhóm đất như đất phù sa (4,76%) có thể dùng cho đất lúa và hoa mầu, 
Đất Gley (4,56%) chủ yếu dùng cho trồng lúa, và các loại khác. 

Tình hình sử dụng đất của tỉnh những năm qua có biến động ít nhiều, nhưng đến nay, Đồng Nai vẫn là tỉnh có quy mô đất nông nghiệp lớn nhất Đông Nam Bộ. Hiện nay trong tổng diện tích 586.237 ha (chưa điều chỉnh là 586.606 ha) của tỉnh Đồng Nai đang được sử dụng gồm (tính đến 1/10/1998) :

Lịch Sử Đồng Nai (dongnai.gov.vn)
Cuối thế kỷ 16, vùng đất Đồng Nai vẫn còn hoang dã, chưa được khai phá, người dân bản địa gồm các dân tộc Stiêng, Mạ, Kơ ho, M'nông, Chơ ro và một vài sóc người Khơ me sinh sống. Dân ít, sống thưa thớt, kỹ thuật sản xuất thô sơ, trình độ xã hội còn thấp.
Cuộc chiến tranh của họ Trịnh và họ Nguyễn ở miền Trung và Bắc Việt Nam làm cho dân chúng khổ sở, điêu đứng và tạo ra một làn sóng di cư của người dân miền Thuận Quảng vào Đồng Nai tìm đất sống.
Bản tính cần cù, chịu khó, lưu dân người Việt đã cùng với người bản địa chung sức khai phá đất đai để sản xuất nông nghiệp. Dần dà, rừng rậm hoang vu đã trở thành những cánh đồng lúa và hoa màu tươi tốt.

Năm 1679, nhà Minh ở Trung Quốc sụp đổ, Tổng binh Trần Thượng Xuyên trấn thủ các châu Cao, Lôi, Liêm không khuất phục nhà Thanh đã đem 50 chiến thuyền, 3.000 binh lính thân tín và gia quyến đến xin thuần phục chúa Nguyễn ở Thuận Hóa. Chúa Nguyễn Phúc Chu đã thu nhận họ và cho vào khai khẩn, mở mang vùng đất Đông Phố (Cù lao Phố ngày nay).

Năm Mậu Dần 1698, chúa Nguyễn sai Thống suất Chưởng cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược vùng đất Đồng Nai (là cả Nam Bộ bây giờ), đặt vùng đất mới thành phủ Gia Định, chia làm 2 huyện: huyện Phước Long (Đồng Nai) dựng dinh Trấn Biên, huyện Tân Bình (Sài Gòn) dựng dinh Phiên Trấn. Ngoài ra, Nguyễn Hữu Cảnh còn cho lập bộ đinh, bộ điền, chiêu mộ những người có vật lực từ các vùng khác vào lập nghiệp và phát triển kinh tế.

Người Hoa theo Trần Thượng Xuyên đầu tiên định cư ở Bến Gỗ, nhưng thấy Cù lao Phố có vị trí thuận lợi cho việc kinh doanh buôn bán, họ đã quyết định di chuyển đến đây sinh sống. Từ đây, Cù lao Phố phát triển ngày càng phồn thịnh và nhanh chóng trở thành trung tâm thương mại và giao dịch quốc tế của cả vùng Gia Định (Nam bộ ngày nay).

Du Lịch Đồng Nai

1. Khu Du Lịch Sinh Thái, Thác Giang Điền
Ấp Hòa Bình - xã Giang Điền - huyện Trảng Bom - tỉnh Đồng Nai
Email: kinhdoanh@giangdien.com.vn 
Tel: 84. 0613. 923930; 84. 0613. 924583; 84. 0613. 923338
Fax: 84. 0613. 923931

Lời giới thiệu
Thác Giang Điền đã có từ rất lâu, cái tên Giang Điền gắn liền với tên của đơn vị hành chính địa phương là xã Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Trước đây, Giang Điền là khu khai thác đá tự do của người dân địa phương, xung quanh dòng thác là những mảnh đất hoang hoá, lồi lõm, lau, sậy mọc um tùm, hoang sơ bao phủ cả một khu vực rộng lớn, quanh năm nắng bụi mưa lầy. 
Dòng thác Giang Điền bắt nguồn từ Cẩm Mỹ, Long Thành. Từ những dòng suối nhỏ chảy quanh co nối vào thành sông Buông rồi tiếp tục đổ ra sông Đồng Nai. Giang Điền, cái tên nghe sao thân thương lại nằm giữa vùng đất khô cằn đầy sỏi đá, phải làm gì đó cho Giang Điền? Với những ý tưởng đầy sự lãng mạn và sáng tạo, buổi sơ khai hai vợ chồng ông Lê Kỳ Phùng quyết định dùng số tiền đã tích góp từ nhiều năm để đầu tư xây dựng thác Giang Điền thành một Khu du lịch sinh thái, nơi con người hòa mình cùng thiên nhiên. Đầu năm 2003 sau khi được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt dự án Khu du lịch sinh thái Thác Giang Điền, Công ty bắt tay vào việc khai khẩn với diện tích ban đầu 67,5 hecta đất hoang hóa. Vừa khai khẩn xây dựng, vừa bảo dưỡng bởi Giang Điền có một thác nước nguyên vẹn, tự nhiên, một phong cảnh thiên nhiên thơ mộng và hùng vĩ hiếm hoi chỉ cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 48km. Ngày tháng trôi qua, Khu du lịch đã dần hình thành. Những con đường lát đá mang dáng dấp của đấu trường La Mã, những kỳ hoa dị thảo khắp mọi miền đất nước đã được hội tụ về đây đua nhau khoe sắc. Biến vùng đất hoang vắng mưa lầy nắng bụi ngày xưa thành một Khu du dịch sinh thái an lành màu mỡ và sống động. Ngọn thác Giang Điền trở nên hùng vĩ hơn, lộng lẫy hơn bên cạnh một thảm thực vật phong phú, đa dạng cùng với những dịch vụ được sắp xếp khéo léo. Tất cả tạo nên một sự hài hòa tuyệt diệu giữa thiên nhiên và con người.
Ngày 29/01/2006 (nhằm ngày mùng một Tết Bính Tuất 2006) Khu du lịch sinh thái Thác Giang Điền chính thức mở cửa đón du khách, từ đó đến nay Khu du lịch sinh thái Thác Giang Điền đã được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến. Trong suốt quá trình hoạt động, Khu du lịch sinh thái Thác Giang Điền từng bước không ngừng hoàn thiện các loại hình dịch vụ phù hợp với không gian xanh, mang đậm nét sinh thái và không ngừng cải tiến chất lượng phục vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.
Giang Điền có được như ngày hôm nay không chỉ là nỗ lực và ước mơ của Ban Tổng Giám Đốc (đặc biệt là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Lê Kỳ Phùng), các Cổ đông hay toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty Cổ phần du lịch Giang Điền, mà còn là sự động viên, hỗ trợ, góp ý của bạn bè, đồng nghiệp, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai đã dành cho Giang Điền một tình cảm ấm áp và sự hài lòng, tạo niềm vui và ủng hộ của Du khách.
Trong thời gian sắp tới, Khu du lịch sinh thái Thác Giang Điền tiếp tục mở rộng Khu du lịch trên 118,42 hecta, xây dựng thêm những công trình vui chơi giải trí, khu resort nghỉ dưỡng, trung tâm thương mại, sân golf, khu đô thị sinh thái,… và nhiều công trình kiến trúc khác, cũng như không ngừng cải thiện chất lượng phục vụ để đáp lại tình cảm, sự quan tâm và tín nhiệm của các đồng nghiệp, của người dân nơi đây và của du khách trên mọi miền đất nước.

2. Khu Du Lịch Sinh Thái, Thác Giang Điền







3. Núi Chứa Chan { by Nụ Hồng }
ở địa phương của NH có 1 địa điểm du lịch, hân hạnh giới thiệu cùng bà con: NÚI CHỨA CHAN! Ai về đây NH sẽ tình nguyện làm hướng dẫn viên leo núi!
Trên tuyến đường vào Nam hay ra Bắc, khi qua huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, bất kể ai cũng có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ, uy nghiêm của núi Chứa Chan, ngọn núi được ví là “nóc nhà” của miền Đông Nam Bộ. Tìm đến với không gian du lịch núi Chứa Chan là chúng ta đang trở về với nơi phong cảnh hữu tình và là điểm đến lý tưởng để sinh hoạt văn hoá truyền thống về nguồn.

Núi Chứa Chan (hay còn gọi là núi Gia Ray hoặc núi Gia Lào) là một thắng cảnh hữu tình của huyện Xuân Lộc. Với độ cao trên 800m, hình dáng hùng vĩ, thế núi cao chót vót, vách đá cheo leo và rừng rậm, với hàng ngàn loại cây và muông thú, có suối chảy quanh năm…Vẻ đẹp của núi được tạo nên bởi sự sáng tạo của thiên nhiên kết hợp với bàn tay tạo dựng khéo léo của con người. Sự hài hoà của danh lam thắng cảnh núi Chứa Chan, đặc biệt là chùa Bửu Quang – tuy không có những nét điêu khắc độc đáo, những kiến trúc tinh xảo nhưng nhìn tổng thể ngôi chùa toát lên vẻ thâm nghiêm kỳ vĩ, một di tích thiên tạo hiếm có ở vùng Đông Nam Bộ. 

Bên cạnh đó, Núi Chứa Chan còn là một địa danh với nhiều chứng tích lịch sử đã đi vào ký ức của biết bao thế hệ cư dân như một biểu tượng của quê hương “Miền Đông gian lao mà anh dũng”. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, núi Chứa Chan đã từng là căn cứ của Huyện uỷ và nhiều cơ quan Chính Đảng của huyện Xuân Lộc và lực lượng vũ trang của huyện, tỉnh Biên Hoà (đơn vị Chi bộ 10) và là nơi trú quân của nhiều đơn vị bộ đội chủ lực. 

Chùa Chánh Giác hay còn gọi là Mật khu Hầm Hinh là trạm quân lương, kho hậu cần, sở chỉ huy Chi bộ. Năm 1947, trên đường công tác vào Nam, đồng chí Lê Duẩn đã lưu lại căn cứ ở Mật khu Hầm Hinh và nói chuyện với cán bộ trong khu căn cứ về tình hình và nhiệm vụ cách mạng, về đường lối kháng chiến và việc phát động toàn dan đánh giặc. Trong kháng chiến chống giặc, chùa Bửu Quang là trạm giao thông liên mật, nơi đây đã góp một phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nước. 

Hằng năm, tại chùa Bửu Quang thường có các lễ hội truyền thống và các hoạt động văn hoá được tổ chức với những lễ chính như: Lễ Thượng nguồn (dịp Rằm tháng Giêng); Lễ Trung ngươn (dịp Rằm tháng Bảy); Lễ Hạ ngươn (dịp rằm tháng Mười)…Vào những dịp lễ, nhân dân địa phương cũng như ở các tỉnh, thành phố lân cận và miền Tây Nam Bộ…đến viếng chùa lễ Phật rất đông. 

Cùng với các di tích khác, di tích lịch sử - danh thắng núi Chứa Chan đã bổ sung vào danh mục những thắng cảnh ở Đồng Nai, những địa danh lịch sử quan trọng của chiến trường Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, góp phần làm nên “Hào khí Đồng Nai”. 

Núi Chứa Chan đã, đang và luôn là điểm du lịch vô cùng lý tưởng, hấp dẫn đối với du khách gần xa, là nơi sinh hoạt truyền thống về nguồn rất có ý nghĩa. Du khách đến núi Chứa Chan sẽ được trở về với sự tĩnh lặng, hữu tình trong lành, mát mẻ của thiên nhiên, được viếng chùa cho lòng thanh thản, bình an, và quan trọng hơn là để hiểu, để tự hào và trân trọng thêm những giá trị truyền thống của nhân dân Miền Đông nói chung và Huyện Xuân Lộc nói riêng. 

Hiện núi Chứa Chan là di tích lịch sử mới nhất đã được UBND tỉnh Đồng Nai trao Quyết định về việc xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh, đây hứa hẹn là bước ngoặt để núi Chứa Chan có nhiều điều kiện thuận lợi hơn trong việc phát triển mở rộng và ngày càng thu hút đông đảo khách tham quan du lịch xa gần tìm đến với nơi phong cảnh hữu tình này.



4. Thác Trị An { saigonphoto.net }
Một số tư liệu cho biết thác Trị An xưa ở đất Biên Hòa nổi tiếng với cảnh thác hùng vĩ. Đây là thác cuối cùng trong dòng chảy của sông Đồng Nai trước khi chảy vào vùng bình nguyên miệt hạ.



Có dịp xem những bức ảnh chụp thác Trị An vào những năm đầu thế kỷ XX mới thấy được cảnh thác rộng, nước chảy cuồn cuộn. Có người từng ví von hình ảnh sống động của dòng sông Đồng Nai phía trên thác Trị An như một sơn nữ hồn nhiên, tràn đầy sức sống nhảy tung tăng qua bao ghềnh thác, thung lũng, núi đồi. Đến thác Trị An như một dấu ấn mà sông bỗng hóa thân làm người phụ nữ hiền hòa, êm dịu, lặng hòa đổ vào vùng bình nguyên mênh mông với dòng nước bao dung ôm lấy những cù lao, sông rạch nên thơ...

Thác Trị An gắn liền nhiều chuyện tích dân gian thật thú vị. Ở đó, có chàng dũng sĩ diệt thú dữ cứu dân làng, gắn với một người mở đất vùng lam sơn chướng khí, chuyện tình của đôi trai gái khác sắc tộc yêu nhau... Có lẽ, cảm động nhất là chuyện về tình yêu giữa cô gái ở thượng nguồn với chàng trai miệt hạ nguồn đầy thi vị sau những trắc trở của những luật tục ràng buộc. Chuyện kể: "... Ngược dòng Đồng Nai, chàng trai miệt hạ đã lạc vào lãnh thổ của người sơn cước thượng nguồn. Chàng trai bị bắt nhưng nhờ dũng cảm và tài năng của mình đã được dân làng cho sinh sống, trú ngụ. Tại đây, tình cảm của chàng trai và con gái của vị già làng nẩy nở. Nhớ quê, chàng tìm cách đi về khi băng qua cây cầu độc đạo và đã phải ngã xuống bởi những loạt cung tên định mệnh của xứ sở người yêu. Trước tình cảnh đó, cô gái của dân làng sơn cước đã trầm mình dưới dòng nước dữ, hóa thân thành tượng đá ngày đêm khóc cho tình yêu mãnh liệt...". Nước mắt của sơn nữ như con nước ngày đêm réo rắt giữa đại ngàn. Chàng trai và cô gái đã chết nhưng tình yêu của họ bất tử. Đây là một trong những chuyện tích mang mô típ huyền thoại đẹp đẽ của tình yêu. Và ở đây cũng mang dấu ấn cho chuyện của một thời mở cõi với những cộng đồng tộc người khai khẩn vùng đất này.

Dòng chảy Trị An trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu được chặn dòng bắt đầu hình thành nên hồ Trị An vào thập niên 80 của thế kỷ XX để có một nhà máy thủy điện Trị An lớn nhất miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ. Công trình thủy điện Trị An được khởi công ngày 22-2-1982. Đập hồ Trị An được xây dựng bằng đá hỗn hợp, có chiều dài 420m, chiều cao 40m, đỉnh đập rộng 10m. Phần đập tràn chịu lực bằng bê tông dài 150m, có 8 khoang tràn với mỗi khoang rộng 15m và 8 cửa van. Bên cạnh đó có đập Suối Rộp dài 2.750m, cao 45m và hệ thống đập đất phụ có chiều dài tổng cộng 6.263m.

Tham gia xây dựng thủy điện Trị An có hàng triệu lượt người ở miền Nam được huy động, tham gia trên một công trình rộng lớn kéo dài nhiều năm. Công trình thủy điện Trị An mang tầm vóc quốc tế và thắm đượm tình hữu nghị Việt Nam - Liên Xô. Một đội ngũ các chuyên gia, kỹ sư luôn bám trụ, kiên trì và đem công sức, tài trí của mình cùng đội ngũ kỹ sư, lao động người Việt Nam hoàn thành công trình. Sau 7 năm 8 tháng 10 ngày, 4 tổ máy của của nhà máy này đã hòa vào điện lưới quốc gia ngày 31-10-1989. Công trình thủy điện Trị An vừa sản xuất điện năng cho miền Nam vừa thực hiện chức năng thủy nông cho vùng miền Đông Nam bộ.

Hồ Trị An được hình thành đã trở thành nguồn tài nguyên về nhiều mặt, được khai thác phục vụ cho đời sống của người dân miền Nam. Hiện nay, với diện tích mặt nước hồ 323km2, hồ Trị An có gần 40 đảo lớn nhỏ; trong đó có một số đảo có cảnh quan thiên nhiên như: Đảo Ó, đảo Đồng Trường... đang được khai thác du lịch.

Trong quy hoạch phát triển du lịch Đồng Nai, điểm đến hồ Trị An là một trong tuyến điểm hấp dẫn với cảnh quan sinh thái, di tích của vùng rừng núi Vĩnh Cửu thuộc Chiến khu Đ xưa.

Đây là Hồ Trị An và Đập Thủy Điện Trị An mà tui dùng google sattelite để lấy hình

---oOo---oOo---oOo---

Quay Lại Quê Hương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét